3 Comments
Sep 29, 2021Liked by Dentmakers

Hi anh, em cảm thấy góc nhìn này khá trùng với quan điểm của tác giả Trần Thu Hà. Cô có 2 con nhỏ và cô quan niệm là trong nhà không có tivi, không video game, không smartphone (bây giờ mấy bé lớn nên được sử dụng theo quy định riêng :v), chỉ có sách là nhiều nhất thôi. Nên bị gài vô thế không có gì chơi, mấy em phải đọc sách thôi.

Bản thân em trước đây cũng từng như thế. Vì buồn quá nên phải mượn sách trong thư viện và đọc mải mê... cho đến khi có điện thoại.

Dù vậy, em nghĩ sở thích ở giai đoạn tuổi thơ định hình khá nhiều cho cái người lớn của mình sau này.

Expand full comment
author

cảm ơn Frannie, cũng là một cách dạy con thú vị ha. Mà với anh thì format là gì học không quan trọng lắm, quan trọng là bản chất của nội dung. Dù có là youtube mà biết chọn những kênh có nội dung kiến thức sinh động cũng tốt cho trẻ học hỏi. Như kênh Kurzgesagt – In a Nutshell kiểu hoạt hình mà người lớn xem còn cuốn. Cuối cùng có lẽ vẫn là dạy trẻ sự tò mò và lòng ham học hỏi.

Còn hồi nhỏ thì em khá giống anh đó. Khi đó nhà a ko có gì chơi, mà anh con một nên, xong mẹ anh làm giáo viên c1 hay dc phát báo Giáo dục & thời đại nên toàn lấy ra đọc ngấu nghiến dù nhiều đoạn cũng chẳng hiểu gì =))

Expand full comment
Oct 3, 2021Liked by Dentmakers

E cũng đồng tình với anh. Nhưng ngẫm lại em vẫn thấy thơ ấu của anh em mình có chút dè dặt, cũng có chút độc đáo. Mọi thứ từng là đèn trung thu từ lon bia tự nhiên biến thành đèn có thể chớp tắt, có thể tự thổi bong bóng.

Gần đây, e có vô tình đọc được 1 nghiên cứu của tác giả về trẻ em và tech. Kiểu như làm sao vẫn phát huy được tính tò mò và khám phá của tụi nhóc, nhưng cũng là cách để bảo vệ bản tính và sự kích thích đến từ bên ngoài. Là 1 người đam mê tech, ông cũng hiểu rõ cách nó hủy hoại một người như thế nào. Nên ông có 3 quy tắc cho bọn trẻ nhà mình: tách biệt tech và phòng ngủ, giới hạn giờ sử dụng và đến trung học mới được có acc social. Khi e đọc e đã wow không ngừng, vì rõ ràng đó cũng là điều e băn khoăn từ rất lâu.

Cũng có 1 cách hình dung về tình trạng này là trẻ em như 1 cốc nước tinh khiết vậy, nhưng mỗi khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì nó lại vơi đi, bớ trong trẻo. Nên giáo dục tại nhà tùy sự linh hoạt mà không ngừng đổ thêm nước sạch vào. Đến khi bọn trẻ có thể tự lọc những tác động khách quan nhưng vẫn giữ được bản chất của mình. Đó là 1 cuộc chiến và sự cố gắng lâu dài, cũng là 1 bài học hay mà chỉ tận hưởng hành trình đã thấy đầy háo hức.

Còn kết quả, mọi thứ nên chấp nhận ở sự tương đối vì bản chất cuộc sống là vô thường mà 😅

Expand full comment